1
Bạn cần hỗ trợ?

HÚT HỒN VỚI MÓN ĂN VẶT HẤP DẪN TẠI SAPA

Tin tức - 01/10/2019

Sự hấp dẫn của khu du lịch Sapa được các du khách biết tới không chỉ dừng lại ở cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp mà còn là điểm tụ của các món ăn độc đáo, các đặc sản nổi tiếng của miền núi Tây Bắc.

Đến với du lịch  Sapa  hãy cùng hòa mình vào khám phá các quang cảnh chợ phiên nhộn nhịp và đông vui của người dân miền núi chất phác này bạn sẽ được thưởng thức các món ăn vặt ngon và mê li .

1. Bánh Ngô

Bánh ngô hay còn được gọi là Páu Pó Cừ là đặc sản từ lâu ở Sapa. Món ăn vặt ngon ở Sapa này được làm từ nguyên vật liệu chính là ngô non. Cách chế biến món bánh ngô cũng khá đơn giản. Nhưng ở Sapa, món bánh này được làm từ chính tay những người bản xứ mang một hương vị thơm ngon khó quên. Làm từ ngô non nên món bánh này có vị hơi ngọt và thơm của những bắp ngô còn sữa. Đây quả là món ăn vặt ngon mà các bạn nên thử mỗi khi có dịp ghé Sapa.

Kết quả hình ảnh cho bánh ngô Sapa

 

2. Xôi Ngũ Sắc

Xôi thường có 5 màu nên người ta gọi chung là “xôi ngũ sắc”. Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.

Kết quả hình ảnh cho xôi ngũ sắc sapa

Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà.xôi ngũ sắc vì món xôi này có 5 màu khác nhau: trắng, đỏ, xanh, vàng, tím. Năm màu sắc ấy tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Được chế biến khá  kì công. Món xôi này được làm từ gạo nếp ngon ở Sapa. Ăn một lần sẽ nhớ mãi mùi vị đặc trưng núi rừng này. Đến với Sapa bạn hãy thử cho mình món ăn vặt ngon ở Sapa lạ miệng và độc đáo này 

Đối với xôi màu đỏ, màu tím, bà con lấy lá cây “Bẩu khẩu đăm đeng” (lá cây đỏ đen) đem giã nhỏ, hoà với nước đun sôi rồi lấy nước để ngâm gạo. Sau 5-6 tiếng, vớt gạo ra cho vào chõ đồ chín, cơm xôi sẽ có màu đỏ hoặc tím rất đẹp.

Tiếp đến, xôi có màu vàng chính là nhờ nghệ. Người Tày lấy 2 -3 củ nghệ tươi mài trên cành cọ cho nhỏ mịn rồi trộn đều với gạo đã ngâm kỹ, đồ chín. Cơm nếp nghệ thường được dùng cho phụ nữ mới sinh vì bà con cho rằng phụ nữ vừa sinh con, ăn cơm nếp nghệ sẽ mau khoẻ và tránh được hậu sản.

Cuối cùng, lá gừng là nguyên liệu để tạo màu xanh cho xôi. Các bà, các chị chỉ cần lấy một nắm lá gừng tươi, giã nhỏ vắt lấy nước cốt. Khi đồ gần chín xôi, họ cho nước cốt lá gừng vào trộn đều, đậy vung kín đồ tiếp và chừng nửa tiếng sau , xôi chín có màu xanh lá cây, thơm dậy mùi gừng, mùi nếp rất ngon.

Kết quả hình ảnh cho xôi ngũ sắc sapa

Người xưa quan niệm, xôi ngũ Sắc món ăn truyền thống Sapa tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân.

Đến Sapa Ăn một lần sẽ nhớ mãi mùi vị đặc trưng núi rừng. Hãy thử cho mình món ăn vặt ngon ở Sapa lạ miệng và độc đáo này nhé!

Hình ảnh có liên quan

3. Cơm Lam Nướng

Đặc sản cơm lam nướng đã không quá xa lạ với du khách mỗi khi ghé Sapa. Cơm lam không được nấu bằng nồi niêu bình thường mà dụng cụ nấu ở đây là ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Gạo để nấu cơm nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.

Hình ảnh có liên quan

Món ăn đặc sản Sa Pa này thường được ăn cùng với muối vừng hoặc thịt nướng – có thể là thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay cá nướng. Được biết, người dân Sa Pa không chỉ nấu cơm mà có thể nấu bất cứ thứ gì bằng ống tre nứa, thay cho nồi, niêu, ấm, chảo. Do phải thường xuyên đi rừng làm nương rẫy, không tiện mang theo dụng cụ, người dân địa phương đã nghĩ ra cách nấu ăn trong các ống tre nứa.

Hình ảnh có liên quan

Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta. Người dân Sa Pa cũng thường coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng.

Khi ăn vừa thơm mùi của gạo thơm, vừa thoang thoảng mùi núi rừng Tây Bắc. Ở đây dù là các tiệm đồ nướng nhỏ hay các nhà hàng đều có món cơm lam nướng ngon tuyệt này.

4. Bánh Dầy

Bánh dầy hay còn gọi là Páu Plậu cũng là món ăn vặt đặc sản dân dã lâu đời ở Sapa. Những miếng bánh dầy hình viên tròn dẹt được giã thủ công từ những hạt gạo nếp thơm lừng đã được hấp chín. Tất cả các công đoạn làm bánh dầy đều được làm thủ công. Miếng bánh dầy thơm dai mang trong mình bao sự tâm huyết của người làm bánh. Và món ăn vặt ngon ở Sapa này cũng được rất nhiều du khách mua về làm quà cho người thân.

Kết quả hình ảnh cho Bánh dày sapa

5. Các loại mứt trái cây

Ở Sapa khí hậu quanh năm đa số mát mẻ nên hoa quả lúc nào cũng ngon và tươi xanh. Ở đây cũng có vô cùng nhiều các loại trái cây ngon và lạ khác nhau. Chính vì vậy mà vô số mứt trái cây ngon ra đời. Các loại mứt ở Sapa rất đa dạng và phong phú như: mứt mận, mứt táo mèo, mứt đào… Loại nào cũng ngon và mang một hương vị đặc trưng khác nhau. Các bạn nếu có dịp ghé Sapa hãy nếm thử hương vị của món ăn vặt ngon ở Sapa này hoặc có thể mua về làm quà nếu thích.

6. Rau đá mầm

Rau mầm đá hay còn được gọi là rau cải mầm. Từ lâu tên gọi này đã xuất hiện trong lịch sử Việt Nam với món ăn mầm đá của Trạng Quỳnh. Món ăn này rất tốt cho sức khỏe. Khi đến Sapa bạn có thể thử món ăn này với nhiều cách chế biến khác nhau. Ở đây người ta thường ăn mầm đá xào, hoặc mầm đá muối chua rất đáng thưởng thức.

Kết quả hình ảnh cho Rau đá mầm sapa

Thẻ:

Cẩm nang du lịch

Liên hệ với chúng tôi