1
Bạn cần hỗ trợ?

5 MÓN NGON SAPA PHẢI THỬ TRONG NHỮNG NGÀY LẠNH

Tin tức - 29/10/2019

5 MÓN NGON SAPA PHẢI THỬ TRONG NHỮNG NGÀY LẠNH

  1. Lẩu cá tầm- cá hồi

Sapa có rất nhiều các món ngon nhưng đến Sapa nhất định phải thử Lẩu cá tầm giữa tiết trời lành lạnh, nồi lẩu cá nghi ngút có thể đánh thức mọi giác quan.Được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ và tận dụng nguồn nước khe núi, người dân Sapa đã đẩy mạnh  xây dựng nhiều khu nuôi cá tầm để cung cấp cho các nhà hàng . Cá tầm thuộc loại cá xương sụn, thân cá hình ống gồm 5 hàng gai sụn, da dầy, nhám không vảy, màu sắc thay đổi tùy loại, tuổi và tùy vùng sinh thái.

Loài cá này được nuôi trong nguồn nước lạnh thích hợp, lại có dòng chảy mạnh nên thịt cá rất săn chắc, thớ thịt săn, không có mỡ, thịt cá sạch, ăn rất lành. Cá này dùng để nấu lẩu là phù hợp nhất, bởi cho ra nước dùng rất ngọt, đậm đà hương vị. Món lẩu cá tầm SaPa được ăn kèm với rau ngon tuyệt này thường được người Sapa chọn loại rau rừng, rau dại mọc quanh bản làng, ngoài nương rẫy, sau vườn nhà như rau cải mèo, đọt su hào, bắp sú, củ su su còn non xanh xắt miếng, vài loại nấm rừng…

 

Thêm hương vị ăn kèm với lẩu cá tầm Sapa, người ta còn bày thêm đĩa ngô bản chiên giòn, hoặc đĩa khoai bản hấp, nướng… ngọt lịm, đĩa su su luộc còn xanh chấm với muối mè. Nhâm nhi trong lúc chờ lẩu cá tầm SaPa sôi, mới thấy niềm vui trong những chuyến khám phá Sapa còn đến từ những món ngon của xứ sở nơi ta dừng chân đến và yêu mến.

 

Không khí ở Sapa bốn mùa cứ về chiều là se lạnh. Vào mùa đông, đêm xuống sương mù giăng khắp nơi. Khi ấy, được ngồi quây quần bên nồi lẩu cá tầm Sapa bốc khói nghi ngút, gắp từng đũa rau xanh ngát màu núi rừng nhúng vào nồi lẩu cá tầm Sapa, gắp từng lát cá thật tươi nhúng qua cho vừa chín tới rồi ăn kèm với bún hoặc cơm, vừa ăn vừa râm ran trò chuyện. Và chuyến du lịch khám phá Sapa – Lào Cai vốn đã thú vị dường như lại càng tuyệt vời hơn.

 

Món lẩu cá tầm Sapa đã quá quen thuộc với người Sapa, cũng như du khách tới đây du lịch. Đây thực sự là món ăn ngon và bổ. Khiến người ta khó quên khi một lần tới đây và thưởng thức.

  1. Gà nướng tiêu xanh

ng giống lợn bản, gà ở Sa Pa được nuôi trong môi trường tự nhiên nên có kích thước nhỏ và thịt ngọt, dai. Tuy nhiên,hương vị nước sốt tiêu xanh, hành khô băm nhỏ mới được coi là “hồn” của món ăn và mang đến hương vị đặc trưng của Sa Pa. Trước khi nướng với giấy bạc, thịt gà được nấu qua nên chín đều từ da đến thịt bên trong. Nướng xong, da gà có màu vàng óng, thịt bên trong ngọt tự nhiên và đậm nước sốt. Khi thưởng thức, du khách nên dùng găng tay để xé thịt.

 

  1. Thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh

Bên cạnh món thắng cố trứ danh, thịt ngựa ở Sa Pa còn được chế biến thành nhiều món ngon như nướng than, nướng giấy bạc, xào lăn. Trong thời tiết se lạnh, du khách có thể thưởng thức thịt ngựa cháy tỏi, tiêu xanh. Sau khi sơ chế, thịt ngựa được nướng cả tảng trên than để có mặt ngoài chín giòn và bên trong tái, gần giống bít tết thịt bò và thái từng miếng không tách rời. Sau đó đầu bếp sẽ ướp thịt với nước sốt sa tế, tỏi, hành khô băm nhuyễn, tiêu xanh rồi bọc giấy bạc và nướng lại trên than nóng. Nhờ vậy, thịt mềm và không bị khô. Vị ngọt tự nhiên của thịt ngựa hòa quyện cùng sốt gia vị cay nóng sẽ giúp du khách làm ấm cơ thể trong những ngày mưa phùn lất phất

 

  1. Lợn cắp nách nướng

Đến với Sapa bạn nhất định phải thưởng thức món đặc sản nhất vùng :Thịt lợn cắp nách  Là một trong những món ngon Sa Pa, lợn ở miền núi được đồng bào dân tộc nuôi thả tự nhiên nên thịt săn chắc, ngọt, da dày. Ở các nhà hàng, loại thịt này thường được chế biến bằng cách quay cả con, nướng ống tre…Mỗi khi cần tiền người dân kẹp lợn vào nách để mang xuống chợ bán.

Giống lợn này không đươc cho ăn mà tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng, quanh năm suốt tháng chỉ ăn rễ cây, côn trùng nhỏ và gồng mình chống chọi với giá lạnh làm cho những chú lợn này săn chắc và quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng tầm chục kg (có thế mới… cắp được vào nách).Có rất nhiều để chế biến món này .Sau khi sơ chế và tẩm ướp, thịt sẽ được đặt lên gang và nướng trực tiếp trên bếp lửa với hành tây, hành lá, sả, ớt. Vì vậy khi mang ra bàn, món ăn vẫn giữ nguyên được độ nóng, tỏa khói nghi ngút và phần thịt sát dưới gang cháy giòn.Miếng thịt mỏng tang, vàng rộm từ ngoài vào trong, thịt nạc ngọt mềm, lớp bì ròn tan, miếng thịt dày không quá 2cm và xương cũng rất nhỏ có thể ăn được luôn nếu không phải xương ống. Nhâm nhi cùng một chút rượu táo mèo hàn huyên nói chuyện suốt đêm cũng không chán. Quả là tuyệt cú mèo!

 

 

  1. Cơm Lam

Đây là món ăn đơn giản –phổ biến của người dân tại Sapa .Nói như vậy vì món ăn này dễ từ cách nấu, cách trình bày, ăn kèm cũng rất phong phú và cũng rất dễ thưởng thức, dễ tìm thấy. Không những vậy cơm lam còn để lại những ấn tượng khó phai trong lòng những ai đã thưởng thức nó. Chỉ đơn giản là những hạt gạo cùng với chút muối cùng với ống nứa và nước suối của rừng thôi mà sao lại thơm ngon và đậm đà đến vậy. Bạn có thể tìm thấy cơm Lam ở bất cứ đâu Sa Pa, từ hàng quán ven đường đến những nhà hàng cao cấp, đâu đâu cũng phục vụ món ăn này .

 

Cơm lam là một nét ẩm thực đặc trưng, món ăn phổ biến của những dân tộc nơi đây như Nùng, Thái, Dao, Mông,... “Lam” theo tiếng nơi đây nghĩa là nướng một thứ gì đó đến khi chín bằng ống nứa. 

Có lẽ nguồn gốc của những thanh cơm lam bắt đầu từ những chuyến đi rừng lâu ngày, những lúc đi săn lâu, bao đêm du canh của dân bản xưa. Không dụng cụ nấu ăn, không có những nguyên liệu cầu kỳ, chỉ một ít gạo nếp đem theo, một con dao, một hòn đá, đồ đánh lửa, khi nào đói chỉ cần chặt một vầu nứa, cho gạo và nước suối nướng trên lửa là đã có một lóng cơm lam thơm phức. Cơm lam cũng là món ăn gắn với những ngày đi nương xa, những ngày tu họp gia đình hay những khi lễ lạc,....Có lẽ vì vậy mà cơm lam đã dần trở nên phổ biến lúc nào không hay. Khiến cho những ai thưởng thức chúng đều phải trầm trồ thán phục. 

 

Cơm lam không chỉ là đặc sản của ẩm thực Sa Pa mà còn là món ăn ở rất nhiều nơi khác. Với một một vùng hay một dân tộc khác nhau lại có cách chế biến cơm lam khác nhau sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên cơm lam Sa Pa vẫn mang một nét riêng mà chẳng cơm lam nơi đâu lẫn vào được.

Khi làm cơm nên chọn cây nứa ngô nào còn non, chặt lóng ở lưng chừng cây nứa bao giờ cũng có sẵn một ít nước trong vắt, tinh khiết vô cùng. Chặt bỏ một đầu lóng, cho nếp nương đã vo sạch vào cùng (nếu ngon hơn cần ngâm nếp trong khoảng 2 tiếng trước khi lam), thêm 2 phần nước cho vừa 3 phần gạo cùng một chút muối. Lấy lá chuối bịt đầu cho kín rồi cho lên bếp lam. 

 

Khi lam cơm phải lam từ phần có nút lá trước, vừa nướng vừa trở ống nứa rồi lam dần dần đến cuối ống. Muốn kiểm tra xem cơm đã chín đến đâu thì dùng tay ấn vào ống nữa, thấy mềm ở đâu thì chỗ đó cơm đã chín. Đến khi cơm chín toàn bộ thì gắp ống nứa ra và bắt đầu thưởng thức. 

Khi cơm chín, dằn mạnh ống xuống đất cho cơm dồn chắc xuống cuối lóng. Để ống nguội bớt rồi róc đi phần cật nữa cháy lộ ra phần vò ở giữa trắng trẻo tinh tươm. Sau đó cắt thành từng khoanh nhỏ, lúc bấy giờ mùi cơm lam đã thơm cả một góc rừng. Bóc nhẹ từng dải là sẽ thấy phần lõi cơm trắng, lõi cơm được bọc bởi một lớp lụa mịn màng - lớp lụa chỉ có ở ống nứa non, khiến cho cơm có màu sắc rất thuần khiết khiến ai cũng muốn nâng niu. Nếu chưa muốn ăn ngay thì chỉ cần bỏ đi lớp cật đen đúa rồi bỏ balo mang theo cả vài ngày cũng không có vấn đề gì, có khi để cả tuần cũng không sao.

 

 

 

Thẻ:

Cẩm nang du lịch

Liên hệ với chúng tôi