1
Bạn cần hỗ trợ?

TOP 5 LỄ HỘI ĐẶC SẮC TẠI SAPA

Tin tức - 25/09/2019

1. Lễ Hội Xuống Đồng

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao.

Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

2. Lễ Hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và được cộng đồng dân tộc Mông thuộc các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị trấn Phong Hải, tỉnh Lào Cai gìn giữ từ xưa đến nay. Thông thường, khi một gia đình người Mông không có con, ít con hoặc sinh con một bề hay có người ốm đau hoặc làm ăn không tốt…, họ sẽ lên đồi Gầu Tào khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực, họ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh.

Lễ hội Gầu Tào thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông. Lễ hội được người Mông tổ chức vào tháng Giêng hằng năm, nhưng việc chuẩn bị phải được tiến hành từ cuối tháng Chạp với nghi lễ chặt tre và dựng cây nêu. Trung tâm của Lễ hội Gầu tào là cây nêu. Cây nêu được chọn từ cây tre, gọi theo tiếng Mông là “Sung lùng trử”, gồm một cây cao khoảng 10 – 12 m, đường kính gốc khoảng 20 cm, gọi là “dìn sê” và một cây thấp hơn khoảng 7 – 8 m, đường kính gốc khoảng 6 – 7 cm gọi là “dìn sông”. Cây nêu phải thẳng đứng, gióng đều, vỏ xanh bóng, ngọn cây vươn về phía mặt trời mọc. Nghi lễ chặt tre diễn ra tại gốc cây tre được chọn. Chủ lễ thắp một bó hương, đặt một sấp tiền mã ở gốc tre, rồi xòe ô che đầu, đi vòng quanh cây nêu ngược chiều kim đồng hồ, những người khác đi theo chủ lễ thành vòng tròn. Chủ lễ vừa đi, vừa hát bài hát chặt cây nêu. Cứ được một vòng, chủ lễ lại vung dao chém nhẹ vào gốc cây một nhát làm lý. Hết bài hát, người ta chặt cây tre sao cho phải đổ về phía mặt trời mọc và không được để cho cây tre đổ hẳn xuống đất, vì vậy, sẽ phải có vài thanh niên đỡ cây tre lên vai. Người ta tỉa cành tre chỉ còn lại thân tre nhẵn nhụi. Trên ngọn tre, để nguyên cành lá, không tỉa.

Lễ hội Gầu tào là lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội có quy mô cộng đồng duy nhất của người Mông, gắn liền với niềm tin của người Mông về sự ấm no, hạnh phúc. Là môi trường nuôi dưỡng văn hóa, văn nghệ dân gian Mông, góp phần gắn kết khối đoàn kết cộng đồng người Mông.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời

 

3. Hội Roóng Poọc của người Giáy

Hàng năm cứ vào ngày Thìn tháng Giêng, người Giáy ở Tả Van lại mở hội Roóng Poọc để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân bản được yên bình. Lễ Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Theo quan niệm của người Giáy, đây là lễ hội để kết thúc một tháng tết vui chơi. Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giáy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người bình an, khoẻ mạnh.

Buổi sáng, mọi người hồ hởi về dự hội. Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng một cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho Mặt Trăng. Mâm cúng của thầy mo gồm các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.

Mở đầu lễ hội là cúng thần linh cầu cho người yên, vật thịnh. Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng điệu kèn pí lè tấu lên thông báo các trò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Mở đầu là trò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó tất cả mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua xanh đỏ vun vút lao lên phông còn. Cùng tiếng hò reo cổ vũ reo vang. Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.

Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây.Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thùc giục. Bên nam(đằng đông tượng trưng cho dương – mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Phần nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo, du khách đến thăm quan nơi đây cũng có thể tham gia, hòa mình vào không khí lễ hội.

Kết quả hình ảnh cho lễ hội roong pooc ở Sapa

 

4. Lễ Hội Tết nhảy

Lễ Tết Nhảy – Lễ hội quan trọng của người Dao

  • Thời gian: Mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch
  • Đặc điểm: Tết của người Dao đỏ Tả Van, cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”
  • Lễ hội Tết nhảy là ngày lễ quan trọng của người Dao ở Tả Văn và thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ. Trong ngày lễ hội đặc sắc ở Sapa này các thành viên thường quần tụ để trang trí nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, dán câu đối…Sau khi làm lễ báo cáo tổ tiên thì mọi người sẽ cầm dao, cuốc ra cửa chính đến trước cây đào hoặc mận lớn giọng nói to “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”, dứt lời là gia chủ cầm dao cứa nhẹ vào gốc cây trong khi mọi người vội vàng can ngăn.
  • Tham gia lễ hội này mọi người sẽ cùng nhảy đồng hay còn gọi là “sài cỏ” hoạt động chính và hấp dẫn mọi người nhất.
  •  
  • Kết quả hình ảnh cho lễ hội Tết nhảy ở Sapa
  •  
  1. Lễ Hội Nhặn Sồng và Nào Sồng

Một trong những lễ hội đặc sắc trong lễ hội đặc sắc tại Sapa. Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở Tả Van – Sa Pa. Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm hàng năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn. Con lợn này được luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.

Địa điểm cúng thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng – nơi thờ thần thổ địa, thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” – người chủ lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân đến dự đều có quyền tự do thảo luận, bàn bạc. au buổi họp thống nhất quy ước, mọi người quây quần ăn chung những thứ mang đến:thịt, cơm bầy ra lá rừng, rượu uống bằng ống bương.

Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” tại các làng dân tộc H’Mông có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau…

Lễ hội "Nhặn Sồng"

 

 

Thẻ:

Cẩm nang du lịch

Liên hệ với chúng tôi