1
Bạn cần hỗ trợ?

NHỮNG MÓN RAU ĐẶC SẢN TẠI SAPA BẠN ĐÃ THỬ CHƯA ?

Tin tức - 26/10/2019

 

Đến với Sapa  bạn không chỉ được hoà mình vào  những khung cảnh hùng vĩ , thơ mộng của núi rừng Tây Bắc hay cảm nhận về thời tiết mát mẻ dễ chịu hòa mình vào khung cảnh thơ mộng, giữa cảnh sắc thiên như hoa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, ngoài ra du khách còn được hòa mình vào không khí  lễ hội đặc sắc của người vùng cao,. Đặc biệt khi đến Sapa du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn như: Rau dớn, rau sắng, cải Mèo, rau bép …đây là đặc sản, hiếm có khó tìm, mọc hoang dại giữa núi rừng thiên nhiên.

1.Rau Chua

Rau chua cũng là một trong những món rau đặc sản Sapa quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của những người dân địa phương nơi đây. Đây là món rau gém đặc trưng của người dân Sapa, khi ăn lá có vị chua chua, mát mát ăn xong có vị ngọt. Rau chua Sapa thường được dùng ăn kèm cùng các món nhiều mỡ để giảm cảm giác ngấy khi ăn như món thịt ba chỉ luộc, thịt quay, lòng lợn….

Kết quả hình ảnh cho Rau chua Sapa"

2. Rau  Cải Mèo

Rau Cải Mèo loại rau rất sạch, có sức sống mãnh liệt ở Sapa.Cải mèo dễ ăn , giòn giòn và ngon ngon vì vậy đây là loại rau chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân vùng cao Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường được chế biến với nhiều món như: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Rau cải mèo Sapa có thể nấu cùng với thịt gà băm rối bỏ thêm gừng vừa có vị ngọt của thịt gà lại có cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải. Rau cải mèo đặc biệt ngon khi xào với thịt bò, thịt hun khói với vị giòn dai của rau quyện với vị thơm ngon của thịt rừng Tây Bắc.

Kết quả hình ảnh cho Rau Cải Mèo"

3. Rau Su Su

Rau su su ở đâu cũng có, nhưng những ngọn rau được trồng ở rừng núi phía Bắc thì bạn sẽ thấy có vị ngon hơn. Su su được trồng bạt ngàn bên các triền núi và sườn núi dọc đường tới thị trấn Sapa,  và trồng ở nơi cao và dốc song mà người dân Sapa vẫn làm giàn cẩn thận để ngọn su su cứ thế mà leo lên cùng với sự thuận lợi của thời tiết. Đó có lẽ là lý do mà ngọn su su hay quả su su ở Sapa mới giòn, ngọt và thơm hơn những ngọn su su được trồng ở những nơi khác. Đi du lịch Sapa, bạn đừng quên gọi món Su Su xào tỏi đảm bảo cực ngon đấy.

Kết quả hình ảnh cho Rau chua Sapa"

4. Nấm Hương

Nấm ương Sapa là một trong những loại rau đặc sản Sapa mà bạn không nên bỏ qua khi đi Sapa. Nấm hương Sapa có một hương vị rất đặc trưng khác hẳn các loại nấm khác. Nấm hương có thể được chế biến thành nhiều món ngon như: xào, các món canh, làm nhân nem, ăn lẩu…. Nấm hương Sapa rất được du khách yêu thích để mua về quà trong chuyến đi du lịch Sapa của mình.

Kết quả hình ảnh cho Nấm Hương sapa"

5. Rau Đậu Hà Lan

Rau đậu Hà Lan khá hiếm, được trồng và mọc theo giàn, ngọn rất nhỏ nhưng mềm mang màu xanh nhạt mà non tơ ở Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường dùng để nấu canh với thịt băm, xương… hoặc đơn giản chỉ là nấu suông nhưng ngon ngọt vô cùng.

Kết quả hình ảnh cho Rau đậu Hà Lan"

6. Rau củ khởi Sapa

Cái tên rau củ khởi vừa lạ lại vừa khó nhớ nhưng nếu nếm thử một lần rồi đảm bảo bạn sẽ chẳng thể nào quên được hương vị hấp dẫn của thứ rau dại (mọc ở hàng rào) này

Rau có vị hơi đắng ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng và là món đặc sản của các nhà hàng ở Lào Cai. Rau củ khởi Sapa thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm. Khi mới ăn, món rau đặc sản Sapa này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi đắng ở đầu lưỡi, nhưng sau có vị ngọt bùi đọng lại, khiến người ăn không chán. Đặc biệt, đây là một loại rau rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em, là vị thuốc chữa say rượu rất hiệu nghiệm.

Nếu có dịp đi Sapa, bạn nhất định phải thưởng thức cho bằng hết những món ăn từ các loại rau đặc sản Sapa này nhé

Kết quả hình ảnh cho Rau Khởi Tử"

7.Rau Dớn

Là loại hình dạng gần giống cây dương sỉ. Nó chỉ thích hợp trong những môi trường hoang dã như khe suối, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm cao, nên ít khi trồng được, loại rau này hầu như không xuất hiện trên các hàng quán ở phố thị, nhưng lại là món ăn quen thuộc của một số dân tộc thiểu số, như Cơ Tu, H’mông… Cuối năm, người Cơ Tu thường vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết. Nó không những được xem là vua của các loại rau mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội.

Kết quả hình ảnh cho Rau Dớn Sapa"

8.Rau Sắng

Rau sắng được hái từ cây sắng thân gỗ to cao thuộc bộ Đàn hương, mọc tự nhiên ở trên núi, các vách đá .Rau sắng có nhiều tên gọi khác nhau như cây mỳ chính, ngót rừng, ngót quế, pắc van.
Thời điểm thu hoạch rau tốt nhất là mùa xuân, đỉnh điểm là tháng 3, 4 khi cây ra nhiều ngọn non. Khi ấy, lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, mỡ màng với hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Rau sắng ăn rất ngọt nước, có thể làm món xào, nấu canh lẫn tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô đều được. Đây là một loại rau đặc sản, quý hiếm với giá tương đối cao .

Kết quả hình ảnh cho Rau Sắng Sapa"

9. Rau Ngồng

Có thể hiểu đơn giản, rau ngồng là những cây rau đã già, phần thân cây đã có hoa, nhiều nơi sẽ nhổ bỏ khi hết vụ thu hoạch nhưng người dân nơi đây lại tận dụng, nuôi tiếp để làm nên một loại đặc sản rau Sapa. Có rất nhiều loại rau ngồng tại Sapa, trong đó có một số loại thường được mang ra giới thiệu du khách là ngồng tỏi, ngồng, su hào, ngồng su su…..

Những loại rau này mang rửa sạch, xào với tỏi và thịt. Nếu ăn được đắng, bạn có thể mua về luộc sau đó chấm với mắm có dằm quả trứng luộc. Vị ngọt ở ngọn và cuống pha lẫn chút vị đắng sẽ mang đến sự thú vị trong khi thưởng thức món rau đặc sản này.

Kết quả hình ảnh cho Rau Ngồng sapa"

 

 

10. Rau mầm đá

Rau mầm đá hay còn gọi là rau cải mầm đá nổi tiếng ở Sapa. Rau mầm thường mọc trên các ngọn núi cao, nơi có nhiệt độ thấp. Rau mọc nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 Dương lịch. Rau mầm đá có hình thù gần giống với cải ngồng nhưng to hơn, xung quanh chia ra làm nhiều nhánh có hình tháp nhọn. Rau không nhiều lá, trông khá cứng nhắc, có lẽ chính bởi vậy mà loại rau này được đặt tên là mầm đá.

Kết quả hình ảnh cho Rau Mầm Đá"

Rau mầm đá càng mọc ở trên cao với khí hậu lạnh khắc nghiệt sẽ càng cho hương vị ngon ngọt. Ngoài việc là loại rau ngon, rau mầm đá còn có tác dụng hỗ trợ chữa các loại bệnh liên quan đến xương khớp, phục hồi xương khớp, bồi bổ cơ thể sau khi ốm, dùng để giã rượu cũng rất tốt.

Cách đơn giản và thường thấy nhất để chế biến nguyên liệu này chính là rau mầm đá luộc. Bởi rau mầm đá rất nhanh nhũn, nên sau khi nồi nước sôi bùng lên thì thả rau vào khoảng 30 giây là chín. Rau mầm đá có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt, nước mắm dầm trứng gà luộc, hay chấm với muối vừng lạc cũng rất ngon. Rau mầm đá thái vát rồi xào với thịt bò, thịt trâu, thịt lợn đều được. 

Kết quả hình ảnh cho Rau Mầm Đá"

 

Thẻ:

Cẩm nang du lịch

Liên hệ với chúng tôi